Hướng dẫn cách sử dụng hàm MATCH trong Google Sheet trả về vị trí đơn giản và nhanh chóng nhất
Logo MyGear
Xây dựng
cấu hình
Tra cứu
đơn hàng

Kiểm tra đơn hàng

Vui lòng nhập địa chỉ email:
Vui lòng nhập mã đơn hàng:

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn cách sử dụng hàm MATCH trong Google Sheet trả về vị trí đơn giản và nhanh chóng nhất

Thủ thuật

Hướng dẫn cách sử dụng hàm MATCH trong Google Sheet trả về vị trí đơn giản và nhanh chóng nhất

Trương Nguyễn Anh Thư

05-05-2023, 8:59 pm

Khi sử dụng các hàm để tính toán trong Google Sheet bạn sẽ thường xuyên kết hợp các hàm lại với nhau, ví dụ như hàm SUM kết hợp với hàm IF hay hàm VLOOKUP kết hợp cùng với hàm COUNTIF. Vậy bạn có biết ngoài ra hàm MATCH có thể kết hợp được với hàm gì khác không? Và để tìm ra được câu trả lời, hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé! 

Hàm MATCH là hàm gì? Những ứng dụng của hàm MATCH trong Google Sheet

Hàm MATCH là hàm gì?

Hàm Match là một hàm giúp tìm kiếm một giá trị xác định trước trong một phạm vi ô rồi trả về kết quả đúng vị trí tương đối của giá trị trong phạm vi đó.

Công thức của hàm MATCH

Cú pháp hàm:

= MATCH(khóa_tìm_kiếm, dải_ô, [loại_tìm_kiếm])

Trong đó:

+ khóa_tìm_kiếm: Là giá trị mà bạn muốn tìm kiếm.

+ dải_ô: Vùng dữ liệu mà bạn muốn xác định vị trí của khóa_tìm_kiếm. Dải ô mà bạn đã chọn chỉ có thể có duy nhất 1 hàng hoặc là 1 cột. Ví dụ: A1:A10 hoặc A1:H1.

+ [loại_tìm_kiếm]: Đây là phương thức tìm kiếm. Thường sẽ có 3 kiểu tìm kiếm là -1; 0 và 1.

Ví dụ về hàm MATCH trong Google Sheet 

Cho bảng sau đây bao gồm các trường như: HỌ VÀ TÊN, LỚP, ĐIỂM TB, KẾT QUẢ, MÔN CHUYÊN, NƠI Ở. Từ bảng này, bạn hãy lấy ra vị trí tương đối của LỚP có giá trị là 11.

Công thức hàm:

=MATCH(11;B2:B9;0)

Giải thích: Hàm MATCH này sẽ giúp dò tìm trong cột B2:B9 xem liệu có giá trị là 11 không, nếu bắt gặp nó sẽ trả về vị trí khớp đầu tiên gặp.

Ví dụ về hàm MATCH như hình trên

Ứng dụng của hàm MATCH này trong Google Sheet 

Hàm MATCH được dùng để xử lý các đối số liên quan đến vị trí trong các hàm có thể kết hợp được cùng với hàm MATCH. Trong khi tính toán, nếu bạn muốn xác định vị trí của một giá trị nào đó trong mảng hay phạm vi ô, hàm Match này sẽ trả về đúng với vị trí của giá trị đó.

Cách áp dụng hàm MATCH trong Google Sheet

Các cách sử dụng hàm MATCH cơ bản

Trong trường hợp có kiểu tìm kiếm là 0.

Công thức hàm:

=MATCH(11;B2:B9;0)

Ý nghĩa: Hàm sẽ trả về vị trí tương đối của giá trị 11 trong dải ô B2:B9.

Hàm MATCH kiểu tìm kiếm là 0 như hình trên

Với trường hợp có kiểu tìm kiếm là 1.

Công thức hàm:

=MATCH(7;C2:C9;1)

Điều kiện hàm: Dải ô dữ liệu đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Ý nghĩa: Hàm sẽ trả về vị trí có giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 7 trong dải ô C2:C9.

Hàm MATCH kiểu tìm kiếm là 1 như hình trên

Với trường hợp có kiểu tìm kiếm là -1.

Công thức hàm: 

=MATCH(7;C2:C9;-1)

Điều kiện hàm: Dải ô đã được sắp xếp theo giá trị giảm dần.

Ý nghĩa: Hàm sẽ trả về vị trí có giá trị nhỏ nhất nhưng lớn hơn hoặc bằng 7 trong dải ô C2:C9.

Hàm MATCH kiểu tìm kiếm là -1 như hình trên

Khi kết hợp với hàm INDEX

Công thức hàm: 

=INDEX(D2:D9;MATCH(B11;A2:A9;0))

Ý nghĩa: Hàm sẽ tìm kết quả thi dựa vào tên của học sinh.

Giải thích:

- Trong ô  B11 đang chứa tên học sinh cần tìm, bạn sẽ sử dụng hàm MATCH để dò xem trong dải ô A2:A9 liệu có tên học sinh đó không, nếu có hàm sẽ trả về vị trí hàng hiện tại, cụ thể là hàng 8 trong hình minh họa. 

- Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã xác định từ hàm MATCH để lấy ra kết quả thi của học sinh đó. Cụ thể là lấy ra kết quả ở dòng thứ 8 như hình. 

Kết hợp với hàm INDEX như hình trên

Khi kết hợp với hàm VLOOKUP

Công thức hàm:

=VLOOKUP(B11;A2:D9;MATCH("ĐIỂM TB";A1:D1;0);False)

Ý nghĩa: Tiến hành tìm điểm trung bình dựa vào tên của học sinh.

Giải thích:

- Hàm MATCH này sẽ xác định vị trí tương đối của cột ĐIỂM TB trong một dải ô A1:D1.

- Hàm VLOOKUP sẽ dựa vào vị trí đã được xác định và Tên học sinh ở ô B11 để lấy ra điểm trung bình của học sinh đó.

Kết hợp với hàm VLOOKUP như hình trên

Khi kết hợp với hàm IMPORTRANGE, INDEX

Công thức hàm:

=INDEX(IMPORTRANGE("https://docs.google.com/spreadsheets/d/153qnfG4YBNS3H8IZMXVeylmiMWV0Ga9LMdgHjzs3pcQ/edit#gid=0";"Hồ sơ!E2:E9");MATCH(B11;IMPORTRANGE("https://docs.google.com/spreadsheets/d/153qnfG4YBNS3H8IZMXVeylmiMWV0Ga9LMdgHjzs3pcQ/edit#gid=0";"Hồ sơ!A2:A9");0))

Ý nghĩa: Tìm ra được Môn Chuyên dựa vào tên học sinh.

Giải thích hàm:

- Hàm MATCH và hàm IMPORTRANGE sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9 từ file Thông tin học sinh.

- Hàm INDEX này sẽ dựa vào vị trí đã được xác định để lấy ra MÔN CHUYÊN của học sinh đó.

Bạn sẽ sử dụng hàm IMPORTRANGE và INDEX để lấy thông tin cột MÔN CHUYÊN chính xác của một học sinh trong file Thông tin học sinh và để vào file dữ liệu đang tính.

Dưới đây là file dữ liệu đang được tính.

 

Cột MÔN CHUYÊN trong file Thông tin học sinh như hình trên

Dưới đây đó là file dữ liệu đang tính.

Kết hợp với hàm IMPORTRANGE, INDEX như hình trên

Khi kết hợp cùng với hàm IF

Công thức hàm:

=IF(INDEX(E2:E9;MATCH(B11;A2:A9;0))="Thái Lan";"Nước Ngoài";"Việt Nam")

Ý nghĩa: Hãy kiểm tra xem học sinh đó ở Nước Ngoài hay Việt Nam dựa vào tên của học sinh.

Giải thích hàm:

- Hàm MATCH sẽ được dùng để xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9.

- Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã được xác định để lấy ra thông tin NƠI Ở của học sinh đó.

- Và hàm IF sẽ tiến hành so sánh xem nếu nơi ở đó ở Thái Lan thì sẽ xuất ra “Nước Ngoài”, còn ngược lại thì kết quả trả về sẽ là  “Việt Nam”.

Kết hợp với hàm IF như hình trên

Khi kết hợp với hàm INDIRECT

Công thức hàm:

=MATCH(INDIRECT("B11");A2:A9;0)

Ý nghĩa hàm: Bạn hãy tìm kiếm vị trí tên học sinh bằng cách tìm kiếm gián tiếp thông qua ô B11.

Giải thích hàm: Hàm MATCH này sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh thông qua hàm INDIRECT để lấy được thông tin gián tiếp ở ô B11 trong dải ô A2:A9.

Kết hợp với hàm INDIRECT như hình trên

Khi kết hợp với hàm OFFSET

Công thức hàm:

=OFFSET(B1; MATCH(B11;A2:A9;0);0)

Ý nghĩa: Bạn hãy tìm thông tin Lớp của học sinh.

Giải thích hàm:

- Hàm MATCH sẽ được dùng để xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9.

- Hàm OFFSET sẽ dựa vào vị trí đã được xác định đó để tham chiếu thông tin của cột B1.

Kết hợp với hàm OFFSET như hình trên

Khi kết hợp với nhiều công thức

Công thức hàm:

=VLOOKUP(INDEX(A2:A9;MATCH(B11;A2:A9;0));A2:F9;5;False)

Ý nghĩa hàm: Bạn hãy tìm Môn Chuyên của học sinh dựa vào tên học sinh.

Giải thích:

- Hàm MATCH sẽ được dùng để xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9.

- Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã xác định đó để lấy ra Tên học sinh trong dải ô A2:A9.

- Hàm VLOOKUP sẽ dựa thông tin Tên học sinh từ kết quả trả về của hàm INDEX để tìm MÔN CHUYÊN của học sinh đó.

Kết hợp nhiều điều kiện như hình trên

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm MATCH trong Google Sheet

- Hàm MATCH chỉ là một hàm trả về vị trí của giá trị đó chứ không trả về giá trị đó.

- Hàm MATCH không thể phân biệt được chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Ví dụ: MATCH=match.

- Nếu hàm MATCH không tìm thấy được giá trị chính xác nào thì nó sẽ trả về lỗi #N/A.

Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm MATCH trong Google Sheet 

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A là lỗi xuất hiện do bạn đã nhập sai dải ô. Trong hàm MATCH, dải ô mà chúng ta chọn chỉ có duy nhất 1 cột hoặc là 1 hàng. Nhưng trong hình ví dụ, bạn đã chọn 2 cột.

Lỗi #N/A như hình trên

Cách khắc phục: Bạn hãy chọn lại dải ô (B1:B9 hoặc C1:C9).

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR là lỗi xuất hiện do bạn đã nhập sai cú pháp của hàm.

Cách khắc phục: theo hình minh họa, do “Phan Minh Hiển” là dạng văn bản nên chúng ta phải bỏ vào dấu nháy kép.

Lỗi #ERROR! như hình trên

Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME? là lỗi xuất hiện do bạn đã nhập sai tên hàm.

Cách khắc phục: bạn cần sửa “MACH” thành “MATCH”.

Lỗi #NAME? như hình trên

KẾT NỐI MYGEAR:

Bình luận bài viết

Bài viết liên quan

Chat Facebook (8h30 - 20h00)
Chat Zalo (8h30 - 20h00)
07879.55.888 (8h30 - 20h00)
url
So sánh (0)

SO SÁNH SẢN PHẨM