Thủ thuật
Hướng dẫn cách sử dụng hàm TEXTJOIN trong Google Sheet nối chuỗi văn bản
Trong Google Sheet, bảng dữ liệu của chúng ta sẽ được tách thành nhiều cột riêng lẻ để giúp việc quan sát trở nên dễ dàng và có thể dễ hiểu hơn. Tuy vậy, sẽ có những trường hợp mà ta cần kết hợp các giá trị lại với nhau để tạo ra một cột có ý nghĩa theo ý chúng ta đang cần. Đó là lý do mà ta cần phải biết cách sử dụng hàm TEXTJOIN. Vậy hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về hàm này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Hàm TEXTJOIN là hàm gì? Ứng dụng của hàm TEXTJOIN này trong Google Sheet.
Hàm TEXTJOIN là hàm gì?
Hàm TEXTJOIN là một hàm giúp kết hợp văn bản từ nhiều chuỗi hoặc mảng. Đồng thời bạn cũng có thể tích hợp thêm dấu tách là các ký tự hoặc các dấu ngăn cách do bạn chỉ định vào giữa các giá trị văn bản.
Công thức của hàm TEXTJOIN
- Công thức hàm:
=TEXTJOIN(dấu tách; ignore_empty; text 1; [text 2; …])
- Trong đó:
+ dấu tách: Nó có thể là một chuỗi, ký tự, khoảng trắng. Nó có thể trống hoặc được tham chiếu đến một chuỗi hợp lệ. Nếu trống, các giá trị văn bản sẽ được ghép nối lại.
+ ignore_empty: Có kiểu Boolean. Nếu nó là TRUE thì các đối số là ô trống trong bảng dữ liệu sẽ được bỏ qua.
+ text 1: Là các văn bản mà bạn muốn kết hợp. Nó có thể là một chuỗi hay một mảng chuỗi trong một dải các ô.
+ [text 2; …]: Biểu thị các mục văn bản bổ sung bạn cần kết hợp.
Ví dụ cơ bản về hàm TEXTJOIN:
Bạn hãy kết hợp các ô văn bản để có thể tạo thành một đường dẫn:
- Công thức hàm: =TEXTJOIN("\";TRUE;A2:E2)
- Kết quả trả về: C:\Users\ASUS\OneDrive\Pictures.
- Giải thích: Hãy ghép nối các giá trị trong dải ô A2:E2 được ngăn cách bởi dấu "\".
Ví dụ mẫu về hàm TEXTJOIN
Ứng dụng của hàm TEXTJOIN trong Google Sheet
- Hàm TEXTJOIN là hàm được dùng để xử lý những bảng dữ liệu có cột như: Họ và Tên, các hàng sản phẩm hoặc là các giá trị từ một số ô vào một ô.
- Khi kết hợp hàm TEXTJOIN với những hàm khác sẽ hỗ trợ công việc xử lý của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Các cách sử dụng hàm TEXTJOIN trong Google Sheet
Hàm TEXTJOIN cơ bản
Cho bảng dữ liệu sau đây bao gồm các trường: Rau củ, Trái Cây, Gia Vị. Bảng dữ liệu này sẽ được sử dụng cho tất cả các ví dụ dưới đây bạn nhé!
Bảng dữ liệu thông tin sản phẩm như hình trên
- Yêu cầu: Bạn hãy ghép nối tiêu đề của các cột trong hình được ngăn cách bằng dấu gạch ngang.
- Công thức hàm:
=TEXTJOIN("-";TRUE;"Rau củ";"Trái cây";"Gia vị")
- Kết quả trả về: Rau củ-Trái cây-Gia vị.
- Giải thích: Hãy ghép nối các văn bản "Rau củ" ,"Trái cây", "Gia vị" được ngăn cách bởi dấu "-".
Hàm TEXTJOIN cơ bản như hình trên
Hàm TEXTJOIN dùng để nối các văn bản bỏ qua các ô trống
- Yêu cầu: Hãy ghép nối các sản phẩm theo từng mục như: Rau Củ, Trái Cây, Gia Vị, trong trường hợp bỏ qua các ô trống.
- Công thức hàm:
=TEXTJOIN(", ";TRUE;B2:B9)
- Kết quả trả về: Cam, Dâu, Xoài, Táo, Bơ, Nhãn.
- Giải thích: Bạn hãy ghép nối các sản phẩm trong dải ô B2:B9 được ngăn cách bằng dấu phẩy và dấu cách ", ". Những ô trống trong bảng dữ liệu trên sẽ được bỏ qua.
Hàm TEXTJOIN nối các văn bản bằng dấu phẩy bỏ qua các ô trống như hình trên
Hàm TEXTJOIN dùng để nối các văn bản bao gồm cả các ô trống
- Yêu cầu: Bạn hãy ghép nối các sản phẩm theo từng mục Rau Củ, Trái Cây, Gia Vị, trong trường hợp lấy cả ô trống.
- Công thức hàm:
=TEXTJOIN(", ";FALSE;B2:B9)
- Kết quả trả về: Cam, Dâu, , Xoài, Táo, Bơ, , Nhãn.
- Giải thích: Bạn hãy ghép nối các sản phẩm trong dải ô B2:B9 được ngăn cách bằng dấu phẩy và dấu cách ", ". Và những ô trống trong bảng dữ liệu vẫn được lấy.
Hàm TEXTJOIN nối các văn bản bằng dấu phẩy bao gồm các ô trống như hình trên
Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm TEXTJOIN trong Google Sheet.
- Tiến hành đặt đối số ignore_empty=TRUE khi bạn muốn kết nối các văn bản trong phạm vi dải ô được ngăn cách bằng dấu phẩy và dấu cách nhưng vẫn có thể qua các ô trống.
- Bạn tiến hành đặt đối số ignore_empty=FALSE khi bạn muốn kết nối các văn bản trong phạm vi dải ô mà không có dấu phân cách, bao gồm cả các ô trống trong bảng.
- Hàm TEXTJOIN là hàm không thể phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập dữ liệu. Ví dụ như: TEXTJOIN=textjoin.
- Khi tiến hành nhập hàm TEXTJOIN, bạn phải lưu ý rằng đối số thứ 2 là giá trị boolean. Nếu bạn nhập sai sẽ xảy ra lỗi #VALUE.
Đối số thứ 2 là giá trị boolean, nếu nhập sai sẽ xảy ra lỗi #VALUE như hình trên
Một vài ví dụ sử dụng hàm TEXTJOIN trong Google Sheet.
Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hàm này, sau đây mình sẽ đưa ra một số ví dụ hướng dẫn thêm cho bạn về hàm TEXTJOIN:
Bảng dữ liệu thông tin học sinh được cho như sau:
Bảng dữ liệu thông tin học sinh như hình trên
Bạn hãy áp dụng các hàm đã được học để thực hành các ví dụ bên dưới.
Ví dụ 1: Hãy dùng hàm TEXTJOIN để kết hợp văn bản, ngày tháng.
- Yêu cầu: Kết hợp Họ Tên và ngày tháng sinh của học sinh.
- Công thức hàm:
=TEXTJOIN(" ";TRUE;A2:B2;TEXT(C2;"DD/MM"))
- Kết quả trả về:Lưu Quỳnh Như 17/11.
- Giải thích: Bạn hãy ghép nối họ tên học sinh và kết hợp giá trị ngày tháng được chuyển đổi từ giá trị ngày sinh ở ô C2 bằng hàm TEXT.
Ví dụ 2: Hãy sử dụng hàm TEXTJOIN kết hợp với hàm IF.
- Yêu cầu: Lọc ra Họ Tên học sinh dựa theo xếp loại.
- Công thức hàm:
=IF(D2=$G$1;TEXTJOIN(" ";TRUE;A2:B2);"")
- Kết quả trả về:Lưu Quỳnh Như.
- Giải thích: Nếu tại giá trị xếp loại D2 bằng với giá trị xếp loại G1 thì kết quả trả về Họ Tên học sinh theo xếp loại đó.
Ví dụ 3: Hãy dùng hàm TEXTJOIN kết hợp với hàm IF, YEAR, TEXT.
- Yêu cầu: Bạn hãy lọc Họ Tên học sinh dựa theo năm sinh.
- Công thức hàm:
=IF(YEAR(C3)=$I$1;TEXTJOIN(" ";TRUE;A3:B3;TEXT(C3;"YYYY"));"")
- Kết quả trả về: Cao Thiên Kim 1999.
- Giải thích: Nếu giá trị năm sinh tại ô C3 bằng với giá trị năm sinh tại ô I1 thì trả về kết quả Họ Tên và năm sinh của học sinh đó.
Ví dụ 4: Hãy kết hợp Họ Tên và Xếp loại của học sinh.
- Yêu cầu: Bạn hãy kết hợp Họ Tên và Xếp loại của học sinh.
- Công thức hàm:
=TEXTJOIN(" ";TRUE;A2:B2;"xếp loại";D2)
- Kết quả trả về:Lưu Quỳnh Như xếp loại A.
- Giải thích: Dùng hàm TEXTJOIN để kết hợp Họ Tên và xếp loại của từng học sinh.
Những thông tin bổ ích được để cập trên đây liên quan đến hàm TEXTJOIN trong Google Sheet. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm bắt được những thông tin hữu ích. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn thao tác thành công!
Bình luận bài viết