Hướng dẫn cách kết hợp hàm IF với hàm AND/OR trong Google Sheet nhanh chóng
Logo MyGear
Xây dựng
cấu hình
Tra cứu
đơn hàng

Kiểm tra đơn hàng

Vui lòng nhập địa chỉ email:
Vui lòng nhập mã đơn hàng:

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn cách kết hợp hàm IF với hàm AND/OR trong Google Sheet nhanh chóng

Thủ thuật

Hướng dẫn cách kết hợp hàm IF với hàm AND/OR trong Google Sheet nhanh chóng

Trương Nguyễn Anh Thư

07-05-2023, 4:21 pm

Trong thực tế khi tính toán với bảng dữ liệu, bạn thường so sánh các đối tượng với nhau để có thể đưa ra các thống kê chính xác. Vậy nếu ta kết hợp hàm IF với hàm AND/OR trong Google Sheet thì sẽ như thế nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây đây bạn nhé!

Công thức áp dụng của hàm IF trong Google Sheet 

- Công thức của hàm:

=IF(biểu_thức_logic; giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)

- Trong đó:

+ biểu_thức_logic: Đây là một biểu thức so sánh. Là điều kiện nếu biểu thức logic đó xảy ra.

+ giá_trị_nếu_đúng: Hàm IF sẽ trả về giá trị nếu biểu_thức_logic đó đúng.

+ giá_trị_nếu_sai: Ngược lại, hàm IF sẽ trả về giá trị nếu biểu_thức_logic đó sai.

Hàm IF kết hợp cùng với hàm AND/OR trong Google Sheet

Công thức của hàm AND

- Công thức của hàm AND:

= AND(biểu_thức_logic1; [biểu_thức_logic2; …])

- Trong đó:

+ biểu_thức_logic1: Đây là biểu thức hay tham chiếu đến một ô có chứa biểu thức đại diện cho một giá trị logic nào đó.

+ [biểu_thức_logic2;...]: Đây là biểu thức không bắt buộc, biểu thức hay tham chiếu bổ sung đến một ô có chứa biểu thức đại diện cho một giá trị logic nào đó.

- Hàm AND là một hàm được dùng để kiểm tra các biểu thức logic 1, biểu thức logic 2,... xem liệu chúng có cùng đúng không. Nếu đúng thì hàm sẽ trả về TRUE. Nếu 1 trong các biểu thức logic này sai hoặc tất cả biểu thức đó đều sai, hàm sẽ trả về FALSE.

Ví dụ khi hàm IF kết hợp cùng với hàm AND

Cho bảng dữ liệu sau đây bao gồm các trường như: MÃ SP, SẢN PHẨM, HỆ ĐIỀU HÀNH, HÃNG, GIÁ BÁN, MỨC GIÁ, LOẠI HÀNG, GIẢM GIÁ.

Yêu cầu: Bạn hãy xác định mức giá của sản phẩm trong các trường hợp sau:

+ Khi giá bán sản phẩm dưới 10 triệu.

+ Khi giá bán sản phẩm từ 10 triệu đến 30 triệu.

+ Khi giá bán sản phẩm trên 30 triệu.

- Công thức của hàm: 

=IF(AND(E2 >= 10000000;30000000 >= E2);"Từ 10-30 triệu";IF(E2 > 30000000;"Trên 30 triệu";"Dưới 10 triệu"))

- Ý nghĩa hàm: Tiến hành xác định mức giá của sản phẩm dựa vào giá bán.

- Giải thích: Nếu giá bán sản phẩm lớn hơn hoặc bằng 10000000 và nhỏ hơn hoặc bằng 30000000 thì kết quả sẽ trả về chuỗi “Từ 10-30 triệu”. Nếu giá bán sản phẩm lớn hơn 30000000 thì kết quả sẽ trả về chuỗi “Trên 30 triệu”. Còn lại là “Dưới 10 triệu”.

Ví dụ hàm IF kết hợp với hàm AND như hình trên

Công thức áp dụng cho hàm OR

- Công thức của hàm OR:

= OR(biểu_thức_logic1; [biểu_thức_logic2; …])

- Trong đó:

+ biểu_thức_logic1: Đây là biểu thức hay tham chiếu đến một ô có chứa biểu thức đại diện cho một giá trị logic nào đó.

+ [biểu_thức_logic2;...]: Đây là biểu thức không bắt buộc, biểu thức hay tham chiếu bổ sung đến một ô có chứa biểu thức đại diện cho một giá trị logic nào đó.

- Hàm OR là hàm được dùng để kiểm tra các biểu thức logic 1, biểu thức logic 2,... để xem chúng có đúng không. Nếu 1 hoặc nhiều biểu thức logic đúng thì kết quả sẽ trả về TRUE. Nếu tất cả đều sai kết quả sẽ trả về FALSE.

Ví dụ khi hàm IF kết hợp cùng với hàm OR

Chúng ta sẽ sử dụng lại bảng dữ liệu được cho bên trên để thực hiện kết hợp hàm IF với hàm OR.

Yêu cầu: Giả định rằng laptop có hệ điều hành là Windows, còn điện thoại có hệ điều hành là Android và iOS. Xác định loại hàng xem nó là laptop hay là điện thoại.

- Công thức của hàm kết hợp IF và OR:

=IF(OR(C2="Android";C2="iOS");"Điện thoại";"Laptop")

- Ý nghĩa của hàm: Tiến hành xác định xem loại hàng đó là laptop hay điện thoại dựa vào hệ điều hành của chúng.

- Giải thích: Nếu hệ điều hành của hàng đó là Android hoặc iOS thì loại hàng đó là điện thoại. Còn hệ điều hành là Windows là loại hàng laptop.

Ví dụ hàm IF kết hợp với hàm OR như hình trên

Ví dụ khi ta hàm IF kết hợp với hàm AND, OR

Vẫn sử dụng lại bảng dữ liệu được cho bên trên để thực hiện kết hợp hàm IF với cả hai hàm AND và OR.

Yêu cầu đề: Giảm giá 10% giá bán cho loại điện thoại Oppo có mức giá dưới 10 triệu và với iPhone có mức giá dưới 20 triệu. Các sản phẩm còn lại thì giảm giá 20% giá bán.

- Công thức của hàm:

=IF(OR(AND(D2="Oppo";10000000>E2);AND(D2="iPhone";20000000>E2));E2*10%;E2*20%)

- Ý nghĩa hàm: Giảm giá 10% giá bán cho điện thoại Oppo có mức giá dưới 10 triệu đồng và iPhone có mức giá dưới 20 triệu đồng. Các sản phẩm còn lại sẽ được giảm giá 20% giá bán.

- Giải thích: Nếu hãng điện thoại Oppo có giá bán dưới 10000000 hoặc iPhone có giá bán dưới 20000000 thì giảm 10% giá bán. Các sản phẩm còn lại sẽ được giảm 20% giá bán.

Ví dụ hàm IF kết hợp với hàm AND, OR nhhuw hình trên

Các lỗi thường gặp phải khi ta kết hợp hàm IF và hàm AND/OR

Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME? là lỗi sẽ xuất hiện khi bạn đã nhập sai tên hàm.

Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi này, bạn nhìn vào hình dưới đây thì có thể thấy hàm OR đã bị viết sai chính tả hay sai tên hàm. Do vậy, bạn hãy sửa “Orr” lại thành “OR”.

Lỗi #NAME? như hình trên

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR! là lỗi sẽ xuất hiện khi bạn đã nhập sai cú pháp của hàm.

Cách khắc phục: Nhìn vào công thức trong hình minh họa bên dưới, ta thấy do trong hàm đã bị nhập sai dấu chấm (;) phẩy ngăn cách giữa các đối số trong hàm OR. Vậy nên bạn cần sửa lại dấu phẩy (,) thành dấu chấm phẩy (;).

Lỗi #ERROR như hình trên

Lỗi #VALUE!

Lỗi #VALUE! sẽ xuất hiện khi hàm không tìm thấy giá trị.

Cách khắc phục: Ta có thể thấy được, trong hàm AND do không xác định được giá trị mảng nên đã xuất hiện lỗi. Vì vậy bạn cần làm là sửa lại việc chọn mảng thành chọn ô.

Lỗi #VALUE! như hình trên

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A xảy ra do bạn đã khai báo thiếu đối số.

Cách khắc phục: Theo ví dụ trong hình, hàm IF có 3 đối số nhưng trong hình chỉ khai báo có 1 đối số. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung các đối số còn lại để khắc phục lỗi này bạn nhé! 

Lỗi #N/A như hình trên

Một số lưu ý quan trọng khi kết hợp hàm IF và hàm AND/OR trong Google Sheet 

Lưu ý về việc sử dụng hàm IF khi bỏ trống giá trị trả về

Trong hàm IF, nếu bạn không cho đối số thứ 3 trả về bất kỳ kết quả nào thì khi biểu thức điều kiện sai hàm IF này sẽ trả về giá trị là FALSE.

Ví dụ:

- IF(2>1; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có nhỏ hơn 2 không, nếu nhỏ hơn thì sau đó nó sẽ trả về giá trị “Đúng”.

- IF(1>2; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có lớn hơn 2 không, nếu không, hàm IF này sẽ trả về giá trị FALSE. Bởi vì biểu thức điều kiện trả về giá trị sai nhưng hàm không khai báo đối số thứ 3 là giá_trị_nếu_sai.

Hàm IF không phân biệt chữ hoa và chữ thường

Hàm IF là một hàm không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập cú pháp cho hàm. Ví dụ như IF=if.

Một số câu hỏi liên quan đến việc kết hợp hàm IF và hàm AND/OR

Khi nào thì ta nên sử dụng hàm IF kết hợp với hàm AND/OR?

Trả lời:

- Bạn nên kết hợp hàm IF với hàm AND trong trường hợp bạn muốn nhiều điều kiện xảy ra cùng một lúc. Như ví dụ ở Mục 2 bạn sẽ thấy rằng chúng ta đang muốn tìm một giá trị cùng nhỏ hơn giá trị này nhưng lại lớn hơn giá trị kia.

- Ngoài ra, bạn có thể kết hợp hàm IF với hàm OR trong trường hợp bạn muốn một trong các điều kiện xảy ra ở một vị trí ô nào đó. Như ví dụ ở Mục 2 bạn sẽ thấy rằng chúng ta đang muốn xét điều kiện để tìm xem liệu trong ô đó có 1 trong 2 chuỗi đó không.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn cách dùng hàm IF kết hợp với hàm AND/OR trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà bạn đang cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thao tác thành công nhé!

KẾT NỐI MYGEAR:

Bình luận bài viết

Bài viết liên quan

Chat Facebook (8h30 - 20h00)
Chat Zalo (8h30 - 20h00)
07879.55.888 (8h30 - 20h00)
url
So sánh (0)

SO SÁNH SẢN PHẨM