Hứng dẫn cách kết hợp hàm VLOOKUP và IFERROR trong Google Sheet dễ dàng, hiệu quả
Logo MyGear
Xây dựng
cấu hình
Tra cứu
đơn hàng

Kiểm tra đơn hàng

Vui lòng nhập địa chỉ email:
Vui lòng nhập mã đơn hàng:

DANH MỤC SẢN PHẨM

Hứng dẫn cách kết hợp hàm VLOOKUP và IFERROR trong Google Sheet dễ dàng, hiệu quả

Thủ thuật

Hứng dẫn cách kết hợp hàm VLOOKUP và IFERROR trong Google Sheet dễ dàng, hiệu quả

Trương Nguyễn Anh Thư

03-05-2023, 10:46 pm

Trong Google Sheet sẽ có rất nhiều hàm,và việc sử dụng các hàm đó giúp cho công việc thực hiện trên máy tính được làm nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều. Việc sử dụng kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR sẽ giúp chúng ta kiểm tra một vài bảng cho một giá trị và sẽ trả về các thông tin liên quan khi được tìm thấy. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây với mình nhé!

Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Google Sheet chi tiết

- Hàm VLOOKUP là gì?

Hàm VLOOKUP là một hàm dùng để tìm kiếm giá trị theo cột đầu tiên (trong cùng bên trái) trong phạm vi đã được chỉ định và sẽ trả về giá trị theo phương thức hàng dọc (cột) mà đã được chỉ định từ trước đó.

- Cách sử dụng hàm VLOOKUP

Công thức:

=VLOOKUP(lookup_value;table_array;col_index_num;[range_lookup])

Trong đó:

+ lookup_value: chính là giá trị mà bạn dùng để dò tìm.

+ table_array: là bảng chứa giá trị cần dò tìm, và để ở dạng giá trị tuyệt đối với $ được đứng đằng trước đó.

+ col_index_num: chính là thứ tự chính của cột chứa các giá trị dò tìm ngay trên table_array.

+ [range_lookup]: chính là phạm vi mà dữ liệu đang tìm kiếm, TRUE sẽ tương đương với 1, FALSE sẽ tương đương với 0.

Ví dụ minh họa

Tại bảng thống kê các sản phẩm đã bán được của một cửa hàng. Hàm VLOOKUP sẽ so sánh giá trị của ô A5 với dải ô đầu tiên trong vùng từ A2:E8. Nếu dò tìm thấy kết quả của ô A5 thì lập tức sẽ trả về tên của sản phẩm.

Công thức:

=VLOOKUP(A5;A2:E8;2;FALSE)

Trong đó:

+ A5: chính là giá trị mà bạn dùng để dò tìm.

+ A2:E8: là bảng chứa những giá trị cần dò tìm.

+ 2: là thứ tự chính của cột chứa giá trị cần dò tìm trong bảng từ A2:E8.

+ FALSE: chính là phạm vi dữ liệu được tìm kiếm tương đương với 0.

Hàm VLOOKUP so sánh giá trị của ô A5 với dải đầu tiên trong vùng được chọn và dò ra kết quả điện thoại như hình trên

Hướng dẫn cách sử dụng hàm IFERROR trong Google Sheet chi tiết

- Hàm IFERROR là gì?

Hàm IFERROR là hàm được sử dụng để bẫy và xử lý các lỗi trong một công thức. Hàm IFERROR sẽ trả về một giá trị mà các bạn chỉ định nếu công thức đánh giá một lỗi. Và nếu không, nó sẽ trả về kết quả của công thức.

- Cách sử dụng hàm IFERROR

Công thức:

IFERROR(value, value_if_error)

Trong đó:

+ value: (là bắt buộc). là đối số để kiểm tra xem có lỗi hay không.

+ value_if_error: (sẽ không bắt buộc). là giá trị để trả về nếu công thức đó đánh giá một lỗi.

Ví dụ minh họa:

Hàm IFERROR sẽ kiểm tra lỗi trong ô G1. Và nếu có lỗi, hàm IFERROR sẽ trả về một giá trị mà các bạn chỉ định. Nếu không có lỗi, thì nó sẽ trả về kết quả của công thức.

Công thức:

=iferror(G1;"data unavailable")

Trong đó:

+ G1: chính là đối số cần phải kiểm tra xem có lỗi hay không.

+ "data unavailable": chính là giá trị trả về nếu công thức đó có một lỗi.

Tại ví dụ này thì hàm IFERROR trả về kết quả của công thức suy ra công thức đó không có lỗi.

Công thức không có lỗi hàm IFERROR sẽ trả về kết quả của công thức như hình trên

Hướng dẫn cách kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR trong Google Sheet chi tiết

Công thức:

=IFERROR(VLOOKUP(lookup_value;table_array;col_index_num;[range_lookup]),value_if_error)

Giới thiệu các giá trị:

+ VLOOKUP(lookup_value;table_array;col_index_num;[range_lookup]): Hàm VLOOKUP tại ô mà bạn muốn kiểm tra xem có lỗi hay không.

+ value_if_error: (sẽ không bắt buộc). là giá trị để trả về nếu công thức đó đánh giá một lỗi.

Ví dụ minh họa:

Hàm IFERROR sẽ kiểm tra lỗi trong hàm VLOOKUP ngay tại ô H1.

Công thức:

=IFERROR(VLOOKUP(A9;$A$2:$E$8;2;FALSE);"data unavailable")

Nếu có lỗi, hàm IFERROR sẽ trả về một giá trị mà bạn đã chỉ định. Nếu không có lỗi, thì nó sẽ trả về kết quả của công thức. Và tại ví dụ này hàm IFERROR trả về data unavailable suy ra công thức này đã có lỗi.

Nếu có lỗi, hàm IFERROR sẽ trả lại kết quả data unavailable như ta đã chỉ định từ trước như hình trên

Các lỗi thường gặp khi bạn kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR

- Lỗi #N/A

Nguyên nhân: là do không tồn tại một giá trị trong bảng tham chiếu, hay cột tham chiếu tương ứng với kết quả của hàm VLOOKUP hoặc chứa kí tự không phải là chữ số.

Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra lại giá trị của bảng đối chiếu, cột đối chiếu đã đủ và đúng hay là chưa.

Ô A9 không tồn tại giá trị tham chiếu nên gây lỗi #N/A như hình trên

- Lỗi #REF

Nguyên nhân: Lỗi này xuất hiện khi giá trị trong bảng tham chiếu với kết quả đã bị xóa mất.

Cách khắc phục: bạn cần kiểm tra xem có xóa nhầm cột chứa giá trị tham   hay không hoặc bạn đã nhập sai số cột tham chiếu hay không.

Khi xóa mất cột có trong bảng tham chiếu sẽ gây ra lỗi #REF như hình trên

- Lỗi #ERROR

Nguyên nhân: chính là do nhập sai cú pháp hàm.

Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra các đối số và dấu ngăn cách các đối số đã nhập đúng theo công thức hay chưa.

Lỗi ERROR do nhập sai cú pháp như hình trên

Một số lưu ý cần thiết khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR

- Cách viết công thức của hàm VLOOKUP và hàm IFERROR đều không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.

- Hàm VLOOKUP sẽ có 2 kiểu tìm kiếm đó là tìm kiếm tương đối và tìm kiếm tuyệt đối.

- Bảng dò tìm kết quả cần được sắp xếp trước khi thực hiện việc tìm kiếm.

- Hàm VLOOKUP chỉ được tìm kiếm từ trái sang phải.

- Nếu value_if_error hoặc value là một dữ liệu trống, thì hàm IFERROR sẽ xử lý nó dưới dạng một giá trị là chuỗi trống " ".

Một số bài tập ví dụ cơ bản về kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR

Dưới đây là một số bài tập áp dụng việc kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR giúp các bạn có thể ghi nhớ lâu hơn và biết cách áp dụng vào thực tế.

Bài tập: Cho bảng số liệu thống kê nghiên cứu về thị trường bia A theo từng khu vực dưới đây: 

Bảng thống kê số lượng nghiên cứu thị trường bia A theo từng khu vực như hình trên

Bạn hãy tìm kiếm số lượng hợp đồng đã ký theo các khu vực tại các ô G6, G7, G8, G9, G10 bằng hàm VLOOKUP và hãy xử lý lỗi bằng hàm IFERROR.

- Công thức:

=IFERROR(VLOOKUP(G6;$A$2:$D$12;4;FALSE);"data unavailable")

Giải thích:

+ Với giá trị G6 chúng ta sẽ dần thế theo thứ tự là G7, G8, G9, G10.

+ G6: chính là giá trị mà bạn dùng để dò tìm.

+ $A$2:$D$12: là bảng chứa giá trị cần phảidò tìm.

+ 4: là thứ tự chính của cột chứa giá trị bạn cần tìm.

+ FALSE: chính là phạm vi dữ liệu cần tìm kiếm.

+ "data unavailable": là giá trị để trả về nếu công thức đó đánh giá một lỗi.

Nếu không có lỗi sẽ hiện kết quả của công thức như hình trêm

Làm tương tự với các ô H7, H8, H9, H10. Nếu có lỗi, thì kết quả sẽ hiện thành data unavailable.

Nếu có lỗi sẽ được hàm trả lại kết quả data unavailable như hình trên

Những câu hỏi thường gặp khi bạn kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFERROR

Câu hỏi 1: Người ta có thể kết hợp hàm IFERROR với hàm nào khác ngoài VLOOKUP không?

Trả lời: Đại đa số người sử dụng sẽ chỉ kết hợp hàm IFERROR với hàm VLOOKUP mà thôi.

Câu hỏi 2: Mình đã gõ đúng mã lệnh là: =IFERROR(VLOOKUP(G6;$A$2:$D$12;4);"data unavailable") nhưng tại sao có lỗi lại không hiện lên thông báo data unavailable?

Trả lời: Mã lệnh của bạn đã thiếu phần FALSE, chính xác phải là =IFERROR(VLOOKUP(G6;$A$2:$D$12;4;false);"data unavailable") nhé!

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách kết hợp hàm VLOOKUP với hàm IFERROR rất đơn giản và hiệu quả! Chúc bạn sẽ sớm thực hiện thành công nhé!

Mời bạn tham gia group Facebook của Mygear cùng nhau trao đổi, thảo luận các thông tin hot về thị trường công nghệ Việt Nam, tham gia ngay tại: Mygear – Group

Bình luận bài viết

Bài viết liên quan

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH
Chat Facebook (8h30 - 20h00)
Chat Zalo (8h30 - 20h00)
07879.55.888 (8h30 - 20h00)
url